Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

Lưu Ý Khi Thiết Lập Bàn Thờ Ông Bà Công Giáo

 Mỗi gia đình kito hữu đều chuộc Chúa thờ trong nhà để cầu nguyện, nuôi nấng phần linh hồn. Bàn thờ ông bà Công Giáo có gì khác biệt, cần lưu ý những gì?

Lưu Ý Khi Thiết Lập Bàn Thờ Ông Bà Công Giáo

Rất nhiều người vẫn thắc mắc rằng bàn thờ ông bà Công Giáo có được chấp nhận không? Một trong các điều răn gây nhiều băn khoăn nhất là “thờ phượng Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự”. Ngầm hiểu rằng mỗi người kito giáo chỉ thờ Chúa mà thôi, liệu đây có phải là thông tin chính xác? Câu hỏi trên sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất sau đây nhé!

Bàn thờ ông bà là gì?

Trước khi tìm hiểu về bàn thờ ông bà Công Giáo, chúng ta điểm qua thủ tục thờ tổ tiên. Bàn thờ gia tiên là phong tục truyền thống của người Việt, được truyền lại cho đến ngày nay. Đây được xem là nét văn hóa của người Việt từ xa xưa, và cũng là một nghi thức quan trọng.

 

Bàn thờ ông bà là nơi thờ tự tổ tiên, thể hiện tình yêu với bề trên

Bàn thờ ông bà là nơi thờ tự tổ tiên, thể hiện tình yêu với bề trên

Trong một ngôi nhà, bàn thờ ông bà thường được đặt ở vị trí trung tâm. Nếu là nhà phố thì thường bàn thờ sẽ đặt ở phòng khách. Đây là nơi đặt di ảnh, tưởng nhớ người thân đã mất trong gia đình. Người Việt mình tin rằng, thờ tự ông bà tổ tiên sẽ được phù hộ và bảo vệ.

Mỗi năm, ngày giỗ của người đã mất sẽ được tưởng nhớ 1 lần, đây là truyền thống từ xa xưa. Họ nghĩ rằng, khi thờ ông bà tổ tiên thì đây sẽ là cầu nối linh thiêng. Ngoài ra, việc tôn thờ tưởng nhớ người thân cũng thể hiện được tính nhân văn của con người.

Bàn thờ ông bà Công Giáo có được chấp thuận?

Mỗi kito hữu đều có tấm lòng thảo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Dù là tôn giáo nào, lòng hiếu thảo cũng cần được tôn vinh. Phong tục địa phương cũng cần được duy trì cho đến mãi mai sau. Trong các điều răn cũng khuyên chúng ta thảo hiếu với cha mẹ. Đó là lý do tại sao người Công Giáo thờ tự Chúa và ông bà tổ tiên của mình.

 

Việc thờ tự ông bà là tự do của mỗi cá nhân

Việc thờ tự ông bà là tự do của mỗi cá nhân

Từng tôn giáo sẽ thờ ông bà tổ tiên theo cách riêng, dù là ở cùng địa phương. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau và dần cởi mở hơn. Lòng hiếu thảo với cha mẹ, kính nhớ tổ tiên, ghi ơn các anh hùng liệt sĩ sao là trách nhiệm của mỗi người. Giáo Hội Công Giáo luôn khuyến khích mỗi gia đình kito hữu phải thờ kính ông bà, họ được phép lập bàn thờ chúa tại nhà.

Qua đó, việc thờ tranh ảnh, thắp hương, dâng hoa và làm mâm cơm ngày giỗ chính là thể hiện tình yêu với tổ tiên. Bạn có thể chủ động tham dự vào bất kỳ phong tục nào của gia đình mình và những người không cùng niềm tin Công Giáo. Chung quy lại, mỗi kito hữu đều được thờ gia tiên, giỗ hàng năm, đốt nhang, thắp nến, khấn vái và cúng cơm người đã mất.

Lưu ý khi thiết lập bàn thờ ông bà Công Giáo

Bàn thờ ông bà Công Giáo vừa là nơi kính nhớ tổ tiên và cũng thể hiện được văn hóa đặc trưng của người Việt. Văn hóa truyền thống của gia đình được truyền từ đời này sang đời khác. Mọi nghi thức đều phải tuân theo luật giáo hội đã đề ra, tôn trọng và thực thi.

Thiết kế bàn thờ Chúa tùy vào không gian và sở thích

Thiết kế bàn thờ Chúa tùy vào không gian và sở thích

Bàn thờ gia tiên được đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế, chất liệu. Tuy nhiên, một thiết kế đẹp sẽ hợp lý và tạo thẩm mỹ tốt đối với không gian thờ tự và ngôi nhà nói chung. Tùy vào phong cách của gia đình và thiết kế, không cần phải theo một tiêu chuẩn nào cả. Tuy nhiên, mỗi gia đình không nên thái quá trong tìm kiếm, lựa chọn những đồ vật liên quan đến mê tín dị đoan đặt ở bàn thờ.

Bàn thờ ông bà được thiết lập khi bạn có phần tổ tiên để thờ. Có một số cặp đôi trẻ mới lập gia đình thì có thể chưa lập bàn thờ. Việc mỗi gia đình kito hữu đều phải có bàn thờ Chúa, còn thờ gia tiên tùy thuộc vào mỗi gia đình.

Ưu điểm khi đặt bàn thờ Chúa và gia tiên chung.

Việc đặt bàn thờ Chúa và gia tiên chung sẽ là lựa chọn tốt của mọi gia chủ trong việc thờ ông bà. Bàn thờ Chúa là nơi cả gia đình cùng đọc kinh, từ đó cầu nguyện cho ông bà. Từ đó việc thờ tự tổ tiên được chăm chút hơn, tiện cho mọi thành viên trong gia đình. Gia đình cũng sẽ tiết kiệm không gian hơn khi kết hợp thờ Chúa và tổ tiên.

Kết bài

Với những thông tin về bàn thờ ông bà Công Giáo mà tượng Vũ Đức đã chia sẻ. Hy vọng rằng bạn đã có những trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu về kiến thức thờ tự. Thờ cúng và tưởng nhớ đấng bề trên là văn hóa của rất nhiều nước, trong đó có Việt nam. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế bàn thờ Chúa và gia tiên, liên hệ ngay Vũ Đức qua thông tin sau nhé!

Thông tin liên hệ xưởng tượng VŨ ĐỨC

Địa chỉ: Yên Trị, Ý Yên, Nam Định

Hotline/zalo: 0975.92.00.93

Khách hàng có thể lựa chọn nhiều mẫu bàn thờ công giáo tại: https://tuongvuduc.com/danh-muc/ban-tho-cong-giao-thien-chua/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đức mẹ Maria sinh ra ở đâu? tiểu sử của đức mẹ

  Theo truyền thống của Kitô giáo, Đức Mẹ Maria được cho là đã chào đời tại một ngôi làng mang tên Nazareth, nằm trong khu vực Galilê, hiện ...